Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng

Trang chủ Hoạt động chuyên môn Chăm sóc nuôi dưỡng

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI THỜI TIẾT NỒM ẨM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH.

08/02/2023
611

    Như chúng ta đã biết khi thời tiết giao mùa là nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao, chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm lớn... Tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn có hại phát triển. Thời tiết giao mùa thường ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em và người già - trẻ có sức đề kháng kém.Để giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng chống dịch bệnh cho trẻ là rất quan trọng.

    Sau đây trường mầm non Hoa Đào xin chia sẻ với các bậc phụ huynh về một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh cho trẻ mầm non.

https://soyte.namdinh.gov.vn/Uploads/2020/3/8/12/ben.jpg

     Trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, mưa phùn, các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc có thể sinh sôi, gây nên nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Đối với trẻ nhỏ đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa.Sau đây là một số căn bệnh dễ mắc phải khi thời tiết nồm ẩm:

1. Cảm cúm:

    Giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu, bạn rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào giao mùa thu, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Đây là khoảng thời gian cơ thể rất khó thích nghi với thời tiết, và cảm cúm dễ xảy ra.

Chăm sóc sức khỏe lúc giao mùa: Cẩn trọng với 7 loại bệnh phổ biến nhưng

    Nếu bố mẹ mà thấy trẻ có hiện tượng: chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì liên tục, đau đầu chóng mặt, bố mẹ có thể nghĩ đến khả năng con mình đã mắc bệnh này. Hơn hết, để phòng ngừa, hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, uống nhiều nước, tập luyện thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng, rửa tay nhiều lần để loại trừ mầm bệnh lây lan, nơi ở thoáng mát, sạch sẽ để tránh vi khuẩn, virus trú ngụ.

2. Bệnh đường hô hấp: Các vi khuẩn gây bệnh, nấm, vi sinh vật phát tán mạnh trong không khí có độ ẩm cao khiến các bệnh về đường hô hấp cũng tăng nhanh trong thời tiết này.

   Các căn bệnh hô hấp thường gặp phải do thời tiết nồm ẩm gây ra là viêm phổi, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm khí quản, phế quản cấp.

3. Bệnh sởi: Sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh này lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Tuy lành tính nhưng nếu không có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời nó có thể gây thành các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phế quản, thậm chí có trường hợp dẫn tới tử vong.Dịch sởi thường bùng phát vào những ngày thời tiết ẩm ướt.

4. Bệnh về da: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cùng sự sụt giảm độ ẩm không khí là tác nhân gây ra các chứng bệnh da liễu như khô nẻ, da dị ứng, mẩn đỏ… Biểu hiện bệnh thường là da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu…

    Để phòng bệnh, bạn có thể bôi kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài ra, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể hàng ngày…

5. Bệnh tiêu chảy cấp: Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu là do nhóm virus đường ruột như virut Rota, các loại vi khuẩn, vi nấm hay kí sinh trùng. Bệnh có tính lây nhiễm cao và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nếu không có các biện pháp chữa trị kịp thời, trẻ dễ bị mất nước và dẫn tới tử vong.

6. Một số cách phòng tránh bệnh giao mùa:

  - Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động để nâng cao thể trạng

 - Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủvà đúng lịch.

 - Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch.

- Giữ ấm cơ thể

 - Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 - Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

 (Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời).

 Hy vọng một số chia sẻ trên giúp các bậc phụ huynh phần nào chăm sóc tốt hơn khi thời tiết giao mùa.

BAN TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG MẦM NON HOA ĐÀO

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 8 đánh giá
Chia sẻ: